Cô gái Pháp tìm được gia đình ruột thịt sau 30 năm: Lá đơn gan ruột và lời cảm ơn Thanh Niên
Theo Bộ Công an, Nghị định 168 quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ sẽ có hiệu lực từ 1.1.2025. Tại nghị định này, hàng loạt lỗi vi phạm giao thông như vượt đèn đỏ, nồng độ cồn... bị tăng mức xử phạt vi phạm hành chính. Đáng chú ý, cơ quan soạn thảo đã tăng rất cao mức phạt đối với các hành vi, nhóm hành vi là nguyên nhân chính dẫn đến nhiều vụ tai nạn; đặc biệt nếu xảy ra trên đường cao tốc.Nghị định mới được xây dựng trong bối cảnh tình hình trật tự an toàn giao thông có chuyển biến tích cực, tai nạn được kiềm chế. Về tổng thể tình hình giao thông còn nhiều vấn đề đặt ra như hạ tầng giao thông phát triển chưa tương ứng với nhu cầu, tổ chức giao thông còn nhiều bất cập; lượng phương tiện tăng cao mỗi năm với gần 500.000 ô tô cùng khoảng 2 triệu xe máy… Ý thức một số người tham gia giao thông chưa cao, tình trạng vi phạm còn diễn ra phổ biến. Để lập lại trật tự đòi hỏi việc thực thi pháp luật phải nghiêm minh, chế tài đủ tính răn đe, tương xứng với vi phạm, nhất là các hành vi cố ý xâm phạm trật tự an toàn giao thông. Đặc biệt, việc tăng mức xử phạt để kiềm chế tai nạn giao thông.Theo Nghị định 168, mức phạt một số lỗi của người lái ô tô tăng rất mạnh so với Nghị định 100, nghị định 123. Bên cạnh đó, các lỗi điều khiển xe đi ngược chiều trên cao tốc, lùi xe trên đường cao tốc, quay đầu xe trên đường cao tốc cũng bị phạt từ 30 - 40 triệu đồng.Từ 1.1.2025, nhiều lỗi vi phạm giao thông của người lái xe máy cũng bị tăng mức phạt lên rất cao. Cụ thể: các lỗi không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông, điều khiển xe máy vào đường cao tốc, đi ngược chiều... đều bị phạt từ 4 - 6 triệu đồng.Những tấm lòng vàng 01.04.2023
Theo thông tin mới nhất từ Cảng HKQT Tân Sơn Nhất, sau khi đưa vào khai thác, nhà ga hành khách T3 sẽ phục vụ các chuyến bay nội địa của 2 hãng hàng không Vietnam Airlines và Vietjet Air. Nhà ga T1 đang khai thác hiện nay sẽ phục vụ các chuyến bay nội địa của 4 hãng hàng không Vasco, Bamboo Airways, Vietravel Airlines và Pacific Airlines.Kế hoạch chuyển đổi được chia thành 2 giai đoạn. Cụ thể, giai đoạn 1 từ 24.4 - 27.4 sẽ tổ chức các chuyến bay thử nghiệm thực tế đường bay Tân Sơn Nhất - Vân Đồn - Tân Sơn Nhất, do 2 hãng Vietnam Airlines và Vietjet Air khai thác. Chuyến bay thử nghiệm đầu tiên sẽ cất cánh lúc 4 giờ 1 phút ngày 24.4. Giai đoạn 2 áp dụng từ 28.4 - 4.5, khai thác thêm đường bay trục chính TP.HCM - Hà Nội của Vietnam Airlines và Vietjet Air.Ngày 30.4, nhà ga hành khách T3 sẽ chính thức khai trương và từ 5.5 sẽ khai thác chính thức tất cả các chuyến bay nội địa của hãng hàng không Vietnam Airlines và Vietjet Air. Khi đó, hành khách bay trên tất cả các chuyến bay nội địa của 2 hãng hàng không này sẽ chuyển sang làm thủ tục tại nhà ga T3. Đây là 2 hãng hàng không có số lượng và tần suất khai thác chuyến bay lớn nhất hiện nay, sau khi chuyển sang khai thác tại ga nhà T3 sẽ giảm tải rất lớn cho tình trạng ùn tắc hiện hữu tại nhà ga T1.Hạng mục nhà ga hành khách T3 có quy mô 1 tầng hầm và 4 tầng nổi, tổng diện tích sàn xây dựng là 112.500 m2, công suất 20 triệu hành khách/năm, đáp ứng 7.000 hành khách/giờ cao điểm, khai thác được tất cả các loại tàu bay code C và code E. Nhà ga T3 được thiết kế thành 2 cao trình đi và đến riêng biệt, có 89 quầy thủ tục hàng không truyền thống, 20 quầy bagdrop thả hành lý tự động và 42 kiosk check-in, 26 cửa ra tàu bay. Trong đó 13 cửa bằng ống lồng và 13 cửa bằng xe buýt, có 6 đảo xử lý hành lý đi và 10 đảo trả hành lý đến, 25 cửa kiểm soát an ninh hành khách đi.Đặc biệt, nhà ga được thiết kế 8 cửa kiểm soát an ninh và 1 khu riêng biệt phục vụ hành khách VIP, hạng thương gia và khách ưu tiên.Để kết nối với ga T3, dự án đường Trần Quốc Hoàn - Cộng Hòa, dài 4 km ở bên ngoài với tổng mức đầu tư hơn 4.800 tỉ đồng cũng đang chạy nước rút về đích. Toàn bộ dự án dự kiến hoàn thành dịp 30.4 đồng bộ với ngày khai trương nhà ga T3, giúp kết nối đồng bộ giữa các công trình và giảm ùn tắc cho cả khu vực Tân Sơn Nhất.
Thần tốc vào bán kết, Lý Hoàng Nam tái đấu tay vợt chủ nhà Ấn Độ
Tại hội thảo "Chuyển đổi xanh trong khu công nghiệp để phát triển bền vững Hải Phòng" diễn ra ngày 6.3 vừa qua, ông Dương Đình Ổn - Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường TP.Hải Phòng cho biết địa phương này muốn thí điểm sàn giao dịch tín chỉ carbon vào năm 2026. Lãnh đạo thành phố xác định sàn giao dịch này là bước chuyển tiếp giúp chính quyền và doanh nghiệp tham gia vào thị trường carbon nội địa của Việt Nam trong thời gian tới, đồng thời đẩy nhanh tốc độ giảm phát thải khí nhà kính của Hải Phòng trong lộ trình tiến tới phát thải ròng bằng 0 (Net Zero) vào năm 2050.Hải Phòng là "cái nôi" của doanh nghiệp sản xuất xe điện duy nhất và lớn nhất Việt Nam hiện nay - VinFast. Sàn giao dịch carbon tại Hải Phòng là điều kiện quan trọng giúp VinFast có thể thực hiện mục tiêu đạt 200.000 tỉ đồng doanh thu và đạt 4.500 tỉ đồng lợi nhuận sau thuế mà Chủ tịch HĐQT Vingroup đã đề ra tại Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên 2024 của doanh nghiệp này. Ông Phạm Nhật Vượng tiết lộ mục tiêu hoàn toàn khả thi bởi VinFast có thể bán chứng chỉ carbon không chỉ ở Việt Nam mà còn ở các nước khác. Trên thế giới, Tesla - công ty sản xuất xe điện và năng lượng sạch của Mỹ - đang dẫn đầu cuộc đua bán tín chỉ carbon xe điện. Theo Green Earth, báo cáo thu nhập mới nhất của Tesla cho thấy, doanh thu tín dụng carbon tăng vọt lên mức kỷ lục. Chỉ trong một quý, Tesla đã tạo ra 692 triệu USD từ việc bán các khoản tín dụng theo quy định, chiếm gần 30% thu nhập ròng của công ty. Trong cả năm 2024, con số đó tăng vọt lên 2,76 tỉ USD, phản ánh mức tăng kỷ lục 54% so với năm 2023. Đáng nói, doanh thu từ bán tín chỉ carbon đã "cứu" Tesla trong cả năm 2024 bởi thu nhập ròng của hãng xe điện này năm trước giảm tới 23%. Lượng xe giao cũng giảm nhẹ, củng cố mối lo ngại về nhu cầu thị trường thay đổi và cạnh tranh gia tăng.Thành công của Tesla trên thị trường tín dụng carbon bắt nguồn từ khả năng tạo ra tín chỉ phát thải bằng cách bán xe không phát thải. Các nhà sản xuất ô tô không đạt được mục tiêu theo quy định, đặc biệt là ở Hoa Kỳ, châu Âu và Trung Quốc, phải mua tín chỉ để tránh bị phạt. Cụ thể, lộ trình giảm thải với phương tiện giao thông của Liên minh châu Âu (EU) quy định, từ năm 2025, mức phát thải carbon từ ô tô phải giảm gần 24% so với giai đoạn 2019 - 2023, xuống 93,6g CO2 trên mỗi km. Trong 10 hãng xe lớn nhất thế giới (trừ Tesla), có 9 nhà sản xuất không đạt tiêu chuẩn này, chuyên trang Carbon Credits thống kê. BMW, Kia, Stellantis cần cắt giảm 9 - 11%. Trong đó, các xe Volkswagen và Ford cách ngưỡng quy định xa nhất, ở mức 21%. Mua tín chỉ carbon là một giải pháp khi không đáp ứng được quy định giảm thải.Kể từ 2017, tổng thu nhập của hãng xe điện Mỹ từ các giao dịch tín chỉ tăng vọt lên hơn 10,4 tỉ USD. Các nhà sản xuất ô tô Stellantis, Toyota, Ford, Mazda và Subaru đang tham gia vào nhóm mua của Tesla. Trong khi đó, Mercedes hợp tác với Polestar, Volvo Cars và Smart.Chiếu từ câu chuyện của Tesla sang VinFast, chuyên gia kinh tế Trần Anh Tùng (Trưởng ngành Quản trị kinh doanh, khoa Quản trị kinh doanh Trường ĐH Kinh tế - Tài chính TP.HCM) nhìn nhận: Ngành xe điện Việt Nam đang chứng kiến sự tăng trưởng ấn tượng. Năm 2024, doanh số xe điện đạt khoảng 97.000 chiếc, chiếm 17,6% tổng doanh số ô tô, tăng mạnh so với 8,6% năm 2023 và 2,2% năm 2022. Dự báo, doanh số xe điện tại Việt Nam sẽ đạt 65.000 xe vào năm 2030, với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm khoảng 26% trong giai đoạn 2023 - 2032. Các hãng xe điện lớn như Tesla đã tận dụng tín chỉ carbon để tăng doanh thu. VinFast, hãng xe điện hàng đầu Việt Nam hoàn toàn nên xem xét tham gia thị trường tín chỉ carbon quốc tế, mở ra cơ hội tăng trưởng doanh thu và thúc đẩy phát triển bền vững."Việc phát triển tín chỉ carbon trong ngành xe điện tại Việt Nam không chỉ là đem về nguồn lợi triệu USD, tỉ USD cho doanh nghiệp mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc giảm phát thải khí nhà kính và thúc đẩy chuyển đổi xanh. Dự án thí điểm của Selex Motors, triển khai 90.000 xe máy điện trong giai đoạn 2024 - 2028, dự kiến giảm khoảng 43.000 tấn CO₂ mỗi năm. Việt Nam đặt mục tiêu đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 và đang xây dựng thị trường tín chỉ carbon, dự kiến thí điểm từ năm 2025 và vận hành sàn giao dịch vào năm 2028. Việc tham gia thị trường này không chỉ tạo nguồn thu mới cho doanh nghiệp mà còn khuyến khích đầu tư vào công nghệ sạch, nâng cao năng lực cạnh tranh và góp phần thực hiện các cam kết quốc tế về biến đổi khí hậu. Đây mới là nguồn lợi thực sự lớn" - ông Trần Anh Tùng chỉ rõ.GS-TS Võ Xuân Vinh - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh doanh (Đại học Kinh tế TP.HCM) cho rằng, VinFast nói riêng cũng như Việt Nam nói chung giờ mới đặt mục tiêu tham gia thị trường tín chỉ carbon là hơi trễ. Bởi, sau một thời gian Mỹ và các nước châu Âu siết chặt điều kiện về môi trường, các công ty xe điện truyền thống sử dụng động cơ đốt trong từ chỗ phải mua tín chỉ carbon để bù trừ, nay đã bắt đầu chuyển đổi cả mô hình lẫn công nghệ. Họ cũng thúc đẩy xe giảm thiểu phát thải, đưa ra nhiều loại hình xe sử dụng nhiên liệu sạch nên nhu cầu mua tín chỉ sẽ giảm dần. Một thị trường đầy tiềm năng và dư địa lớn là Trung Quốc thì các công ty xe điện của họ quy mô rất lớn, có thể tự "cân" được. Nhìn chung, VinFast sẽ chỉ còn dư địa lớn tại các thị trường lân cận mà VinFast đang phát triển rất mạnh như Indonesia, Philippines... và đặc biệt là thị trường trong nước. Những nhà sản xuất xe hơi trong nước, nhập khẩu xe của Toyota, Ford, có hãng xe ở Việt Nam cũng đang chịu áp lực chuyển đổi năng lượng, tăng hình thái xe sử dụng điện và họ sẽ là những khách hàng tiềm năng."Nhìn chung, để kỳ vọng việc bán tín chỉ carbon mang lại doanh thu tăng đột biến như Tesla thời gian qua thì khá khó khăn, tiềm năng thị trường không còn quá lớn như trước. Song, mục đích lớn nhất của việc bán tín chỉ carbon là giảm thiểu năng lượng phát thải, chuyển đổi xanh, góp phần bảo vệ môi trường. Do đó, việc các doanh nghiệp tham gia vào thị trường tín chỉ carbon, Việt Nam xây dựng và phát triển thị trường tín chỉ carbon là cần thiết, phải làm càng sớm càng tốt" - GS-TS Võ Xuân Vinh nhấn mạnh.Cũng theo vị chuyên gia này, đối với thị trường nước ngoài, chỉ cần các doanh nghiệp Việt có đầy đủ xác nhận về quy trình, tiêu chuẩn thì có thể tham gia ngay thị trường tự nguyện. Tuy nhiên, với thị trường nội địa thì cần sự hỗ trợ từ nhà nước về mặt định hướng, chính sách. Cụ thể, nhà nước cần đẩy nhanh quá trình hình thành sàn giao dịch tín chỉ carbon. Theo Đề án thành lập và phát triển thị trường carbon tại Việt Nam, sàn giao dịch carbon trong nước sẽ vận hành thí điểm từ tháng 6.2028, trước khi hoạt động chính thức từ năm 2029. Cần đẩy nhanh hơn nữa, rút ngắn lộ trình này. Sàn giao dịch này không chỉ đơn thuần hỗ trợ ngành xe điện mà sẽ là công cụ giúp Việt Nam đẩy nhanh chuyển đổi xanh, hướng tới mục tiêu Net Zero vào năm 2050.Song song, cần đặt ra áp lực rào cản về mặt pháp lý, áp dụng quy định yêu cầu các doanh nghiệp, nhà sản xuất trong nước và nước ngoài có trụ sở tại Việt Nam phải đáp ứng tiêu chuẩn về khí thải, về chuyển đổi xanh. Đây là kinh nghiệm qua những bài học thành công từ các nước. Doanh nghiệp nào không bắt kịp xu hướng, không thay đổi sẽ bị phạt, nếu không thì phải mua tín chỉ carbon. Mục tiêu không phải giúp doanh nghiệp bán tín chỉ kiếm lời mà là tạo sức ép cho các nhà sản xuất phải thay đổi công nghệ, mô hình kinh doanh, giảm phát thải. Đồng quan điểm, chuyên gia kinh tế Trần Anh Tùng đề xuất thí điểm sàn giao dịch tín chỉ carbon từ năm 2025 và vận hành chính thức vào năm 2028. Ngoài ra, cần ban hành các quy định yêu cầu các nhà sản xuất và nhập khẩu ô tô đạt tỷ lệ nhất định về xe không phát thải, thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ xe điện. Việc áp dụng các tiêu chuẩn phát thải CO₂ bắt buộc đối với doanh nghiệp, yêu cầu mua tín chỉ để bù đắp lượng phát thải vượt mức cho phép, cũng là cần thiết. Hơn nữa, khuyến khích hợp tác quốc tế theo Điều 6 của Thỏa thuận Paris sẽ thu hút đầu tư cho xe điện, giúp triển khai các dự án xe điện hiệu quả và bền vững. Đồng thời, cần cải thiện hạ tầng trạm sạc xe điện, giảm giá thành xe điện và nâng cao nhận thức người tiêu dùng thông qua các chiến dịch tuyên truyền và hỗ trợ tài chính. Theo báo cáo mới nhất từ Phòng Nghiên cứu thị trường của Oto.com.vn, năm 2024, doanh số ô tô điện (EV) và hybrid (HEV) tại Việt Nam đạt 97.000 xe, chiếm 22% tổng thị phần xe du lịch. Trong đó, ô tô điện chiếm khoảng 90.000 xe và ô tô hybrid chiếm khoảng 7.000 xe. Tính đến cuối 2024, tỷ lệ xe xanh đạt 15 - 20% và dự báo con số này tiếp tục tăng lên 25 - 30% vào năm 2025.
Cục diện của nhóm 4 trước lượt trận cuối như sau: đội Trường ĐH Công nghệ Sài Gòn có 6 điểm, chỉ cần không thua ở lượt trận cuối lúc 17 giờ 30 hôm nay với đội Trường ĐH Ngoại ngữ - Tin học TP.HCM là giành ngôi nhất nhóm cùng tấm vé tham dự vòng play-off. Đội Trường ĐH Ngoại ngữ - Tin học TP.HCM và đội Trường ĐH Cảnh sát nhân dân có cùng 3 điểm, buộc phải thắng ở trận cuối mới cạnh tranh ngôi đầu hoặc nhì bảng có thành tích tốt nhất.Với việc chạm trán với đội Trường ĐH Mở TP.HCM đã hết cơ hội cạnh tranh tấm vé đi tiếp là thuận lợi cho đội Trường ĐH Cảnh sát nhân dân. Tuy nhiên quyền tự quyết không còn nằm trong tay thầy trò HLV Nguyễn Thế Anh nên đội bóng này đặt mục tiêu trước mắt là giành trọn 3 điểm. Các cầu thủ đội Trường ĐH Cảnh sát nhân dân sở hữu nền tảng thể lực sung mãn nhưng sự phối hợp chưa nhuần nhuyễn và thiếu tự tin. Vì thế muốn đạt kết quả tốt, các học trò HLV Nguyễn Thế Anh phải thay đổi lối chơi, nhất là tinh thần tự tin, mạnh dạn phối hợp trong triển khai bóng tấn công.Không còn cơ hội đi tiếp nhưng đội Trường ĐH Mở TP.HCM cũng bày tỏ quyết tâm chơi trận cầu cống hiến để chia tay giải, hướng đến mục tiêu mới, nhất là sự trở lại mạnh mẽ ở mùa giải tiếp theo. Xếp hạng nhóm 3 trước lượt trận cuối như sau: 1/Trường ĐH Công nghệ Sài Gòn (6 điểm), 2/Trường ĐH Cảnh sát nhân dân (3 điểm), 3/Trường ĐH Ngoại ngữ - Tin học TP.HCM (3 điểm), 3/Trường ĐH Mở TP.HCM (0 điểm).
Mỹ và các nước đã đổ bao nhiêu tiền để giúp Ukraine đối phó Nga?
Sáng 29.1 (mùng 1 Tết Nguyên đán Ất Tỵ), hai cửa khẩu quốc tế tại Quảng Trị là La Lay (H.Đakrông) và Lao Bảo (H.Hướng Hóa) đã có những chuyến hàng đầu tiên được thông quan.Tại Cửa khẩu quốc tế La Lay, Công ty TNHH xuất nhập khẩu Hoàng Dũng Quảng Trị (trụ sở tại P.Đông Lương, TP.Đông Hà) đã đến làm thủ tục nhập khẩu cho lô hàng gỗ các loại. Lô hàng gỗ này có kim ngạch 156.385,7 USD và số thuế thu nộp ngân sách nhà nước trên 300 triệu đồng.Kết quả từ đầu năm đến ngày 28.1 (29 Tết Âm lịch), Chi cục Hải quan Cửa khẩu La Lay đã thực hiện thủ tục hải quan cho 7.130 lượt phương tiện vận tải xuất nhập cảnh, 19.221 lượt hành khách xuất nhập cảnh, 240 tờ khai hàng hóa xuất nhập khẩu với kim ngạch đạt 17,26 triệu USD, số thu nộp ngân sách nhà nước đạt 34,78 tỉ đồng.Tại Cửa khẩu Quốc tế Lao Bảo, Chi cục Hải quan Cửa khẩu Lao Bảo đã làm thủ tục thông quan đầu tiên là mặt hàng đường của Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Minh Tuấn DTT có địa chỉ ở khóm Tây Chín (TT.Lao Bảo). Lô hàng này có 240 tấn đường nhập khẩu, thuế thu được hơn 380 triệu đồng.Lãnh đạo Chi cục Hải quan Cửa khẩu Lao Bảo cho biết, những ngày Tết Nguyên đán Ất Tỵ, lực lượng hải quan ở cửa khẩu này làm việc bình thường. Các phương tiện và người qua lại đều được giải quyết các thủ tục theo đúng quy định.